Sự việc xảy ra sau khi anh thôi không kháng án cáo buộc sử dụng doping của Cơ quan Chống doping Mỹ (USADA).
Sau hơn một thập kỷ vượt qua mọi cáo buộc và các xét nghiệm về doping,
hôm 23-8 (giờ Mỹ) Lance Armstrong chính thức tuyên bố không kháng án cáo
buộc sử dụng doping của USADA. Điều này đồng nghĩa Lance Armstrong sẽ
bị vĩnh viễn cấm thi đấu, huấn luyện hay có liên quan đến bất cứ môn thể
thao nào.
Ngày buồn của thể thao đỉnh cao
“Sẽ đến lúc trong cuộc đời mà mọi người phải nói: thế là đủ rồi. Tất cả những gánh nặng đối với gia đình, với quỹ từ thiện và bản thân khiến tôi quyết định chấm dứt thứ vô nghĩa này” - Lance Armstrong nói với giới truyền thông. Trong tuyên bố của mình, Armstrong vẫn tiếp tục bác bỏ thông tin sử dụng doping, nói cáo buộc của USADA là “cuộc săn phù thủy” và quá trình điều tra là “một chiều và thiếu công bằng”. Anh nói: “Bằng chứng duy nhất họ có là hàng trăm lần tôi đã vượt qua các cuộc kiểm tra doping mà không hề tì vết.”
Về phía USADA, giám đốc điều hành Travis Tygart cho biết: “Đây là một ngày buồn đối với tất cả những ai yêu thể thao và những VĐV người hùng của chúng ta. Đây là một ví dụ đau lòng nữa về văn hóa chiến thắng bằng mọi giá. Nếu không kiểm soát, nó sẽ phá hoại tinh thần fair-play, thi đấu trung thực.”
USADA đã đưa ra phán quyết dựa trên các chứng cứ phụ chứ không phải dựa trên các xét nghiệm doping dương tính (cho đến giờ, Armstrong chưa bị phát hiện dương tính trong các xét nghiệm doping). Dù không có kết quả xét nghiệm dương tính, USADA nói họ có hơn 10 VĐV và thành viên đoàn đua làm chứng về việc Armstrong sử dụng các biện pháp bị cấm như truyền máu, sử dụng chất kích thích EPO, bơm testosterone và nhiều chất cấm khác để chiến thắng. Một số thành viên thân với Armstrong, trong đó có George Hincapie (một trong những tay đua có tiếng nhất ở Mỹ), cũng đưa ra lời khai chống lại Armstrong. USADA cũng tuyên bố họ có mẫu xét nghiệm máu trong hai năm 2009 và 2010 của Armstrong dương tính với chất kích thích.
Luật sư của Armstrong cáo buộc USADA tìm bằng chứng bằng cách đe dọa đối với các đồng đội của Armstrong khiến họ đưa ra lời khai chống lại anh. Luật sư của Armstrong cáo buộc phán quyết này vi phạm quyền được xét xử công bằng và không tuân thủ các trình tự pháp lý. Báo New York Times (Mỹ) cho biết Armstrong có thể đưa vụ việc ra tòa (để các nhân chứng có thể ra đối chất công khai trước công luận). Nhưng Armstrong đã quyết định bỏ cuộc - điều này đồng nghĩa với việc đầu hàng trước các phán quyết của USADA.
“Bóng ma” doping bao phủ chiến thắng của Armstrong
Năm 2004, cuốn L.A. Confidential (Bí mật LA) bằng tiếng Pháp cáo buộc Armstrong dùng doping. Cuốn sách lấy bằng chứng từ một cựu nhân viên massage đoàn đua nói Armstrong từng xin cô đồ trang sức để che bớt các vết kim tiêm trên tay (bằng chứng Armstrong sử dụng doping). Năm 2005, một cựu trợ lý cá nhân khác nói anh từng thấy thuốc kích thích steroid trong tủ thuốc của Armstrong.
Giữa những năm 2000, một tờ báo Pháp cũng đưa tin sáu mẫu nước tiểu của Armstrong ở giải đua năm 1999 có dính doping. Tờ báo nói các quy định ngặt nghèo về xét nghiệm không được tuân thủ trong lần kiểm tra đó nên không tìm được kết quả đúng. Năm 2004, một công ty bảo hiểm ở Texas cũng giữ khoản tiền thưởng 5 triệu USD cho cuộc đua Tour de France của Armstrong vì nghi ngờ tay đua này dùng doping. Armstrong sau đó cũng đạt được thỏa thuận trong vụ này.
Trong vụ này, một cựu đồng đội của Armstrong là Frankie Andreu và vợ nói họ nghe thấy Armstrong nói với bác sĩ khi đang điều trị ung thư rằng anh từng dùng steroid, hormone tăng trưởng và EPO khi còn đua xe. Nhưng tất cả cáo buộc này Armstrong đều vượt qua. Thậm chí một cuộc điều tra liên bang suốt hai năm liền cũng không tìm ra kết quả gì.
Vẫn còn một khả năng Hiệp hội Đua xe quốc tế (ICU) - cơ quan điều hành của môn đua xe đạp - sẽ kháng án quyết định này lên Tòa thể thao quốc tế (CAS). Tuy nhiên quyết định bỏ cuộc của Armstrong trên thực tế cũng đồng nghĩa với dấu chấm đen trên bản thành tích lẫy lừng của một tay đua từng là nguồn cảm hứng cho hàng triệu bệnh nhân ung thư.
Armstrong sẽ bị tước bảy danh hiệu vô địch Tour de France - Ảnh: AFP |
Ngày buồn của thể thao đỉnh cao
“Sẽ đến lúc trong cuộc đời mà mọi người phải nói: thế là đủ rồi. Tất cả những gánh nặng đối với gia đình, với quỹ từ thiện và bản thân khiến tôi quyết định chấm dứt thứ vô nghĩa này” - Lance Armstrong nói với giới truyền thông. Trong tuyên bố của mình, Armstrong vẫn tiếp tục bác bỏ thông tin sử dụng doping, nói cáo buộc của USADA là “cuộc săn phù thủy” và quá trình điều tra là “một chiều và thiếu công bằng”. Anh nói: “Bằng chứng duy nhất họ có là hàng trăm lần tôi đã vượt qua các cuộc kiểm tra doping mà không hề tì vết.”
Về phía USADA, giám đốc điều hành Travis Tygart cho biết: “Đây là một ngày buồn đối với tất cả những ai yêu thể thao và những VĐV người hùng của chúng ta. Đây là một ví dụ đau lòng nữa về văn hóa chiến thắng bằng mọi giá. Nếu không kiểm soát, nó sẽ phá hoại tinh thần fair-play, thi đấu trung thực.”
USADA đã đưa ra phán quyết dựa trên các chứng cứ phụ chứ không phải dựa trên các xét nghiệm doping dương tính (cho đến giờ, Armstrong chưa bị phát hiện dương tính trong các xét nghiệm doping). Dù không có kết quả xét nghiệm dương tính, USADA nói họ có hơn 10 VĐV và thành viên đoàn đua làm chứng về việc Armstrong sử dụng các biện pháp bị cấm như truyền máu, sử dụng chất kích thích EPO, bơm testosterone và nhiều chất cấm khác để chiến thắng. Một số thành viên thân với Armstrong, trong đó có George Hincapie (một trong những tay đua có tiếng nhất ở Mỹ), cũng đưa ra lời khai chống lại Armstrong. USADA cũng tuyên bố họ có mẫu xét nghiệm máu trong hai năm 2009 và 2010 của Armstrong dương tính với chất kích thích.
Luật sư của Armstrong cáo buộc USADA tìm bằng chứng bằng cách đe dọa đối với các đồng đội của Armstrong khiến họ đưa ra lời khai chống lại anh. Luật sư của Armstrong cáo buộc phán quyết này vi phạm quyền được xét xử công bằng và không tuân thủ các trình tự pháp lý. Báo New York Times (Mỹ) cho biết Armstrong có thể đưa vụ việc ra tòa (để các nhân chứng có thể ra đối chất công khai trước công luận). Nhưng Armstrong đã quyết định bỏ cuộc - điều này đồng nghĩa với việc đầu hàng trước các phán quyết của USADA.
“Bóng ma” doping bao phủ chiến thắng của Armstrong
Năm 2004, cuốn L.A. Confidential (Bí mật LA) bằng tiếng Pháp cáo buộc Armstrong dùng doping. Cuốn sách lấy bằng chứng từ một cựu nhân viên massage đoàn đua nói Armstrong từng xin cô đồ trang sức để che bớt các vết kim tiêm trên tay (bằng chứng Armstrong sử dụng doping). Năm 2005, một cựu trợ lý cá nhân khác nói anh từng thấy thuốc kích thích steroid trong tủ thuốc của Armstrong.
Giữa những năm 2000, một tờ báo Pháp cũng đưa tin sáu mẫu nước tiểu của Armstrong ở giải đua năm 1999 có dính doping. Tờ báo nói các quy định ngặt nghèo về xét nghiệm không được tuân thủ trong lần kiểm tra đó nên không tìm được kết quả đúng. Năm 2004, một công ty bảo hiểm ở Texas cũng giữ khoản tiền thưởng 5 triệu USD cho cuộc đua Tour de France của Armstrong vì nghi ngờ tay đua này dùng doping. Armstrong sau đó cũng đạt được thỏa thuận trong vụ này.
Trong vụ này, một cựu đồng đội của Armstrong là Frankie Andreu và vợ nói họ nghe thấy Armstrong nói với bác sĩ khi đang điều trị ung thư rằng anh từng dùng steroid, hormone tăng trưởng và EPO khi còn đua xe. Nhưng tất cả cáo buộc này Armstrong đều vượt qua. Thậm chí một cuộc điều tra liên bang suốt hai năm liền cũng không tìm ra kết quả gì.
Vẫn còn một khả năng Hiệp hội Đua xe quốc tế (ICU) - cơ quan điều hành của môn đua xe đạp - sẽ kháng án quyết định này lên Tòa thể thao quốc tế (CAS). Tuy nhiên quyết định bỏ cuộc của Armstrong trên thực tế cũng đồng nghĩa với dấu chấm đen trên bản thành tích lẫy lừng của một tay đua từng là nguồn cảm hứng cho hàng triệu bệnh nhân ung thư.
|
Đăng nhận xét