Có một vài thông tin cho biết các đội đua đã kéo dài hạn chót thành
24/7 tới. Thế nhưng, đó là điều đương nhiên. Nếu thời hạn ban đầu đã
trôi qua, một thời hạn mới sẽ buộc phải có. Và chẳng có gì bảo đảm là
thời hạn đó sẽ được tuân thủ nghiêm ngặt. Các đội đua và FIA đang ở
trong trạng thái lấp lửng. Hầu hết các đội đua đều muốn FIA điều chỉnh
Thỏa thuận hạn chế nguồn lực này, bởi với tư cách của Hiệp hội các đội
đua F1 (FOTA), họ đã không tự mình đạt được điều đó.
Quan điểm chưa thống nhất
Vấn đề bây giờ là phải có một gói các quy định hợp pháp. Các đội đua đang trông chờ vào sự lãnh đạo của Chủ tịch FIA Jean Todt, nhưng bản thân ông này lại đang cố gắng tránh đi vào một cuộc chiến pháp lý hoặc đưa FIA vào một vị trí mà nó có thể bị suy yếu.
Hiện nay, Red Bull đang đứng ngoài quá trình này. Ông Todt đang cố gắng lôi kéo Red Bull, nhưng một số nguồn tin thân cận với các lãnh đạo F1 nói rằng Red Bull đã gửi một luật sư, chứ không phải là kỹ sư cao cấp, tới dự các cuộc họp.
Rất nhiều công việc đã được thực hiện đằng sau hậu trường ở tất cả các cấp để cố gắng đi đến một thỏa thuận về chi phí. Đối với một số đội đua nhỏ, đây là vấn đề thật sự cấp bách, bởi họ không đủ khả năng tài chính để cạnh tranh với các đội đua hùng mạnh như Red Bull hay Ferrari.
Thế nhưng, bất chấp các nỗ lực, thỏa thuận mới vẫn bị đình trệ. Nó dẫn đến rất nhiều thất vọng, trong khi quan điểm của Red Bull đang dần dần khiến họ cảm thấy bị cô lập. Họ muốn loại bỏ phương pháp hạn chế nguồn lực hiện nay và tập trung vào những thứ hữu hình, như số lượng các thành viên trong đội và các trang thiết bị có thể sử dụng. Theo Red Bull, điều đó bộc lộ rõ hơn nhu cầu và khả năng của từng đội.
Các vấn đề kỹ thuật
Có hai nội dung đàm phán cơ bản đang diễn ra tại thời điểm này: khung gầm và động cơ.
Mảng khung gầm có một số tiến bộ: một số điều khoản đã nhận được sự đồng ý của hầu hết các đội đua (với ngoại lệ của hai đội do Red Bull sở hữu), các cuộc thử nghiệm giữa mùa giải, giảm số ngày thử nghiệm trong hầm gió và công nghệ điện toán dòng chảy (CFD), cũng như tiếp tục cắt giảm số lượng nhân viên trong đội. Các điều khoản này nhận được sự đồng ý của 7 đội đua thuộc FOTA, cộng với Ferrari, Sauber và HRT. Trên thực tế, họ đều muốn các thỏa thuận liên quan đến khung sớm được thông qua. Thế nhưng, đã không có cuộc bỏ phiếu nào diễn ra.
Mảng động cơ còn nhiều khó khăn hơn, bởi các nhà sản xuất cho biết chi phí phát triển động cơ thế hệ mới cho năm 2014 rất lớn. Các đội đua đang phải trả khoảng 5 triệu euro mỗi mùa giải cho trong 8 chiếc động cơ trên mỗi xe, cộng với một số động cở thử nghiệm trước mùa giải. Năm 2014, động cơ sẽ đắt hơn đáng kể, lên đến 10 triệu euro cho mỗi chiếc xe mỗi mùa.
Rõ ràng, điều mà Red Bull lo lắng ở đây là nếu động cơ sẽ trở thành yếu tố tạo sự khác biệt trên đường đua, thì những đội đua như Mercedes - vốn không thành công trong khía cạnh khung gầm - sẽ lao vào một cuộc chạy đua phát triển động cơ rất tốn kém. Và điều đó sẽ tạo ra một cuộc chạy đua đối với tất cả các đội.
Là cơ quan chủ quản của F1, FIA cần phải cân nhắc khả năng sẽ không có Hiệp định Concorde nào được đưa ra từ ngày 31/12 năm nay trở đi, và khi đó họ sẽ phải áp đặt bất cứ quy tắc nào mà họ nghĩ là thích hợp cho mùa giải tới. Thế nhưng, điều này lại có liên quan đến các vấn đề pháp lý. Và do đó ông Todt muốn tìm sự đồng thuận.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến của các chuyên gia tài chính cho rằng việc các đội đua trì hoãn đưa ra một thỏa thuận Concorde mới có liên quan đến ông Bernie Ecclestone. Năm 2000, FIA đã bán trọn gói quyền thương mại F1 cho công ty CVC của ông Ecclestone trong 100 năm với giá 313 triệu USD. Hợp đồng này hiện là nền tảng của mọi hoạt động kinh doanh của F1 và cả kế hoạch lên sàn chứng khoán.
Đó chắc chắn là một thương vụ tồi của F1, bởi hiện nay môn thể thao này đang được định giá ít nhất là 9 tỷ USD. Đó là lý do khiến các đội đua đang muốn gây sức ép để nhận được phần chia lớn hơn từ ông Ecclestone.
Tuy nhiên, cũng chẳng ai xác nhận điều này.
F1 là môn thể thao nhiều tỷ đô-la |
Vấn đề bây giờ là phải có một gói các quy định hợp pháp. Các đội đua đang trông chờ vào sự lãnh đạo của Chủ tịch FIA Jean Todt, nhưng bản thân ông này lại đang cố gắng tránh đi vào một cuộc chiến pháp lý hoặc đưa FIA vào một vị trí mà nó có thể bị suy yếu.
Hiện nay, Red Bull đang đứng ngoài quá trình này. Ông Todt đang cố gắng lôi kéo Red Bull, nhưng một số nguồn tin thân cận với các lãnh đạo F1 nói rằng Red Bull đã gửi một luật sư, chứ không phải là kỹ sư cao cấp, tới dự các cuộc họp.
Rất nhiều công việc đã được thực hiện đằng sau hậu trường ở tất cả các cấp để cố gắng đi đến một thỏa thuận về chi phí. Đối với một số đội đua nhỏ, đây là vấn đề thật sự cấp bách, bởi họ không đủ khả năng tài chính để cạnh tranh với các đội đua hùng mạnh như Red Bull hay Ferrari.
Thế nhưng, bất chấp các nỗ lực, thỏa thuận mới vẫn bị đình trệ. Nó dẫn đến rất nhiều thất vọng, trong khi quan điểm của Red Bull đang dần dần khiến họ cảm thấy bị cô lập. Họ muốn loại bỏ phương pháp hạn chế nguồn lực hiện nay và tập trung vào những thứ hữu hình, như số lượng các thành viên trong đội và các trang thiết bị có thể sử dụng. Theo Red Bull, điều đó bộc lộ rõ hơn nhu cầu và khả năng của từng đội.
Các vấn đề kỹ thuật
Có hai nội dung đàm phán cơ bản đang diễn ra tại thời điểm này: khung gầm và động cơ.
Mảng khung gầm có một số tiến bộ: một số điều khoản đã nhận được sự đồng ý của hầu hết các đội đua (với ngoại lệ của hai đội do Red Bull sở hữu), các cuộc thử nghiệm giữa mùa giải, giảm số ngày thử nghiệm trong hầm gió và công nghệ điện toán dòng chảy (CFD), cũng như tiếp tục cắt giảm số lượng nhân viên trong đội. Các điều khoản này nhận được sự đồng ý của 7 đội đua thuộc FOTA, cộng với Ferrari, Sauber và HRT. Trên thực tế, họ đều muốn các thỏa thuận liên quan đến khung sớm được thông qua. Thế nhưng, đã không có cuộc bỏ phiếu nào diễn ra.
Mảng động cơ còn nhiều khó khăn hơn, bởi các nhà sản xuất cho biết chi phí phát triển động cơ thế hệ mới cho năm 2014 rất lớn. Các đội đua đang phải trả khoảng 5 triệu euro mỗi mùa giải cho trong 8 chiếc động cơ trên mỗi xe, cộng với một số động cở thử nghiệm trước mùa giải. Năm 2014, động cơ sẽ đắt hơn đáng kể, lên đến 10 triệu euro cho mỗi chiếc xe mỗi mùa.
Rõ ràng, điều mà Red Bull lo lắng ở đây là nếu động cơ sẽ trở thành yếu tố tạo sự khác biệt trên đường đua, thì những đội đua như Mercedes - vốn không thành công trong khía cạnh khung gầm - sẽ lao vào một cuộc chạy đua phát triển động cơ rất tốn kém. Và điều đó sẽ tạo ra một cuộc chạy đua đối với tất cả các đội.
Là cơ quan chủ quản của F1, FIA cần phải cân nhắc khả năng sẽ không có Hiệp định Concorde nào được đưa ra từ ngày 31/12 năm nay trở đi, và khi đó họ sẽ phải áp đặt bất cứ quy tắc nào mà họ nghĩ là thích hợp cho mùa giải tới. Thế nhưng, điều này lại có liên quan đến các vấn đề pháp lý. Và do đó ông Todt muốn tìm sự đồng thuận.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến của các chuyên gia tài chính cho rằng việc các đội đua trì hoãn đưa ra một thỏa thuận Concorde mới có liên quan đến ông Bernie Ecclestone. Năm 2000, FIA đã bán trọn gói quyền thương mại F1 cho công ty CVC của ông Ecclestone trong 100 năm với giá 313 triệu USD. Hợp đồng này hiện là nền tảng của mọi hoạt động kinh doanh của F1 và cả kế hoạch lên sàn chứng khoán.
Đó chắc chắn là một thương vụ tồi của F1, bởi hiện nay môn thể thao này đang được định giá ít nhất là 9 tỷ USD. Đó là lý do khiến các đội đua đang muốn gây sức ép để nhận được phần chia lớn hơn từ ông Ecclestone.
Tuy nhiên, cũng chẳng ai xác nhận điều này.
Đăng nhận xét